Trong những tập tín ngưỡng của người Việt thì thờ cúng ông Táo cũng là một trong những phong tục lâu đời. Việc xem ngày tốt để thỉnh ông Táo không giống như bàn thờ gia tiên, bàn thờ thổ công. Tuy không cần chuẩn chỉnh theo nguyên tắc hay khắt khe nhưng nếu xem được ngày tốt thì mọi việc có thể sẽ dễ dàng và hanh thông. Vậy hãy cùng Phong Thủy Phước Khang xem ngày tốt thỉnh ông Táo qua bài viết dưới đây nhé!
Ý nghĩa của bàn thờ ông Táo
Ông Táo là một trong những vị thần quyết định phúc họa của mỗi gia đình nên việc thờ tự được các gia đình rất coi trọng.
Phong tục thờ ông Táo với nguyện ước gia đình được khỏe mạnh thịnh vượng là nhờ các vị thần tại gia phù hộ, nên phải thờ cúng các vị thần để mọi việc luôn được tốt đẹp. Thổ công là vị thần trông coi cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được để quấy nhiễu gia đình.
Phong tục thờ ông Táo của từ thời xa xưa, mỗi gia đình Việt đều sửa soạn lễ cẩn thận để tế tự khi đến 23 tháng chạp.
Tục lệ thờ cúng ông Công, ông Táo có từ đâu?
Theo truyền thuyết, câu chuyện gia đình có 2 chồng và 1 vợ hình thành nên Táo quân, Ngọc Hoàng ban cho Táo quân giữ chức cai quản bếp núc các gia đình dưới hạ giới sau khi họ mất.
Bắt nguồn từ thờ thần lửa, ông Công, ông Táo được bắt nguồn từ đó. Sau mở rộng ta thờ 3 vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ với nghĩa vụ trông coi bếp núc, đất đai và các công việc trong gia đình.
Hằng năm, mỗi dịp 23 tháng chạp, các gia đình sẽ cúng Cá chép để đưa ông Táo về trời chầu Ngọc Hoàng và bẩm báo công việc 1 năm qua đã làm dưới hạ giới và quay lại hạ giới vào đêm 30 để tiếp tục công việc cai quản.
Vì là thần giữ bếp nên bàn thờ ông Táo, ông Công thường được đặt ở vị trí cao dưới bếp, từ vị trí trên cao ông Công, ông Táo mới có thể soi xuống và cai quản một cách thấu đáo, kỹ lưỡng.
Ý nghĩa việc xem ngày tốt thỉnh ông Táo
Theo quan niệm dân gian cũng như phong tục lâu đời của nhân dân ta, trong mỗi gia đình đều cần phải cúng ông Táo cầu phước lành, bình an cho gia đình. Do vậy, việc xem ngày tốt thỉnh ông Táo là rất quan trọng, vì việc này sẽ giúp năng lực của vị thần này được phát huy hết tối đa, mang đến may mắn cho gia đình. Nếu thỉnh vào ngày xấu nguy cơ có thể làm giảm đi khả năng của vị thần này và thờ cúng không còn linh nghiệm.
Xem ngày tốt đặt bàn thờ ông Táo
Ngày đặt bàn thờ ông Táo thường cũng là ngày lập bếp sử dụng. Bàn thờ để thỉnh các thần táo trông coi nhà cửa bếp núc trong nhà. Hiếm có gia đình nào bày bàn thờ Táo Quân sẵn trong nhà mà tới 23 tháng Chạp hàng năm mới lập ra.
Vị trí bàn thờ ông Táo phải được lập ở trong bếp, gần bếp lửa thì càng tốt, dựa vào tường.
Thường khi chuẩn bị cúng mới bày bàn thờ ra. Làm lễ tinh tơm, lên hương tiễn ông Táo về trời, đốt bài vị mũ của các vị rồi năm sau sắm cái mới. Bởi dân gian tương truyền rằng, mỗi năm sẽ có một vị thần chủ quản khác nhau, nên phải đổi bàn thờ và lập lại bài vị.
Đặt bàn thờ ông Táo
Khi xem ngày tốt để đặt bàn thờ ông Táo chuyển từ nhà cũ sang nhà mới thì cần chọn ngày không xung với tuổi của gia chủ. Cần tránh các ngày Thiên Cẩu, Sát Sư. Ngày tốt cũng là ngày mà các vị thần đang ở hạ giới, việc cúng, cầu xin vào những ngày tốt này mới linh thiêng.
Còn những ngày các vị thần không ở nhân gian thì việc cúng bái sẽ không tốt, không thiêng. Đây là xem ngày đặt bàn thờ ông Táo dễ dàng, tránh được ngày xấu.
Mâm lễ vật cúng ông Táo gồm những gì?
Khi lễ đưa ông Táo về trời thì cần phải có những lễ vật cúng như bánh kẹo, trái cây, hoa tươi, trầu cau, rượu, nhang, đèn, tiền vàng, 3 con cá chép sống để trong chậu nước.
Đặc biệt phải có bài vị ông Táo, nếu không có thay bằng bộ áo mũ ông Táo.
Gia chủ sẽ mang 3 con cá chép ra hồ nước để thả, sau khi thực hiện các nghi lễ khấn vái xong. Đây là linh vật để ông Táo cưỡi về trời. Có thể sử dụng cá chép hàng mã để làm lễ vật nếu không dùng cá chép thật. Còn mũ áo khi cúng xong mang đồ ra hóa, đổ tro ra ao, hồ.
Việc lưu giữ nét văn hóa thờ cúng các vị thần như ông Táo trong gia đình được xem là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam.
Tuy đến hiện nay, câu chuyện về ông Công ông Táo chỉ là truyền thuyết nhưng đây vẫn là vấn đề mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Cách thờ cúng ông Táo đúng phong thủy
Nên lau chùi bàn thờ sạch sẽ, tránh để bám mạng nhện, bụi bẩn ảnh hưởng đến tài vận.
Nên cúng chay vào những ngày mùng 1 và rằm gồm: hoa quả, hoa tươi, nước, hương.
Vào những ngày giỗ, tiệc thôi nôi, cưới hỏi là những dịp quan trọng thì mâm cúng cũng nên đầy đủ hơn, tốt nhất là nên chuẩn bị mâm lễ mặn kèm hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, giấy tiền vàng bạc…
Đặc biệt, nhất định không được bỏ qua việc thờ cúng ngày 23 tháng Chạp âm lịch tức ngày đưa ông Táo về trời, đây không chỉ là thờ cúng mà còn được coi là tập tục bao đời nay của ông bà ta. Vào ngày này nên chuẩn bị:
- Gạo
- Muối
- Thịt vai heo luộc
- Xôi
- Các món mặn
- Hoa quả
- Trà
- Rượu
- Giấy tiền vàng bạc…
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp để tham khảo và chiêm nghiệm, để rõ hơn quý bạn đọc có thể tìm đến các chuyên gia, và thầy cùng lĩnh vực.
Và để tìm hiểu thêm thông tin về phong thủy, truy cập fanpage Facebook PHONG THỦY PHƯỚC KHANG và kênh Youtube Phong thủy Phước Khang.