Ý nghĩa phong thủy của cây vạn lộc – một loại cây thủy sinh vô cùng tuyệt vời đối với những người hợp tuổi, hợp mệnh với cây. Trong bài viết này, hãy cùng Phước Khang tìm hiểu ý nghĩa phong thủy của cây vạn lộc cũng như cách chăm sóc loài cây này nhé!
Cây vạn lộc là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây vạn lộc
Cây vạn lộc, còn được biết đến như cây thiên phú, có tên khoa học là aglaonema rotundum pink. Đây là một loài cây thuộc họ Ráy, thực vật một lá mầm. Cây ban đầu có xuất xứ từ Indonesia và Thái Lan, nhưng sau đó đã được nhân giống và phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia châu Á.
Đặc điểm, phân loại cây vạn lộc
Cây vạn lộc có phần lá dày, bề mặt lá bóng, rộng và mép lá hình lượn sóng. Loài cây này có kích thước nhỏ, ngoại hình đẹp và màu sắc hút mắt. Ngoài ra, cây vạn lộc còn có nhiều công dụng hữu ích như lọc khói bụi và hấp thụ các chất độc dễ bay hơi hoặc CO2 trong không khí, vì thế nên rất được ưa chuộng để sử dụng làm cây cảnh.
Cây vạn lộc có nhiều phân loại khác nhau, tuy nhiên, cây vạn lộc đỏ và vạn lộc xanh là hai loài phổ biến nhất. Cây vạn lộc lá đỏ có lá màu đỏ nổi bật, tạo điểm nhấn đẹp mắt trên nền xanh, mang lại cảm giác mát mẻ và tạo ấn tượng mạnh cho người quan sát. Trong khi đó, cây vạn lộc xanh mang một vẻ đẹp hài hòa, nhẹ nhàng và có phần tinh tế nhờ sự kết hợp tuyệt vời giữa hai màu xanh và trắng.
Tác dụng của cây vạn lộc
Cây vạn lộc, tương tự như cây lưỡi hổ cũng có khả năng làm sạch không khí và tạo ra một không gian trong lành, mát mẻ và thoáng đãng. Do đó, cây được xem là có khả năng xua đuổi đi tà ma và tăng cường sức sống cho gia đình.
Thường được trồng trong chậu nhỏ làm bằng sứ hoặc trồng thủy sinh, cây vạn lộc được đặt trang trí trong phòng khách, không gian làm việc hoặc phòng ăn, nhằm mang lại ý nghĩa phong thủy tốt và tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ.
Ý nghĩa phong thủy của cây vạn lộc
Trong cây vạn lộc, từ “vạn” mang ý nghĩa đại diện cho số lượng lớn, trong khi từ “lộc” có nghĩa là phúc lộc, tiền tài và may mắn. Khi kết hợp hai từ này, ta có thể hiểu rằng ý nghĩa phong thủy của cây vạn lộc là về sự may mắn và phúc lộc vô vạn lần, đặc biệt khi cây nở hoa thì gia chủ sẽ nhận được nhiều may mắn và tài lộc hơn nữa. Điều này được xem là điềm tốt lành, tượng trưng cho sự phát triển tài lộc trong gia đình.
Cây vạn lộc đỏ là lựa chọn phổ biến được nhiều người ưa chuộng, vì màu đỏ là màu có ý nghĩa về sự may mắn và điều tốt lành (đồng hợp với ý nghĩa của cây vạn lộc). Do đó, nhiều người thường trưng bày cây này trong phòng khách nhằm mang đến may mắn và sự thuận lợi trong công việc, đồng thời hạn chế những rủi ro không may trong kinh doanh.
Cây vạn lộc xanh là sự kết hợp giữa màu trắng và xanh, tạo nên một không gian đặc biệt, sang trọng và thanh lịch, đồng thời ý nghĩa phong thủy của cây vạn lộc xanh có khả năng đẩy lùi những điều không may mắn khỏi gia đình.
Cây vạn lộc đỏ là sự lựa chọn lý tưởng với những người mệnh Hỏa, bởi màu sắc của cây này là màu đỏ tượng trưng cho ngọn lửa. Việc trồng cây vạn lộc đỏ trong nhà sẽ mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ có mệnh Hỏa.
Những người mệnh Hỏa thường có tính cách năng động và thích mạo hiểm. Tuy nhiên, nếu trở nên quá bốc đồng, họ có thể gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm trong cuộc sống. Do đó, khi trồng cây vạn lộc đỏ, người mệnh Hỏa nên lựa chọn chậu có gam màu sắc lạnh như trắng, xanh để làm dịu bớt sự nóng nảy của mình.
Cây vạn lộc cũng là sự lựa chọn lý tưởng của người mệnh Thổ, bởi ở họ có sự kiên nhẫn và vững chãi, từ đó cây sẽ hỗ trợ giúp họ thu hút được nhiều may mắn và tài lộc vào nhà mà không phải lo ngại như người có mệnh Hỏa.
Tương tự, người mệnh Thủy cũng có thể trồng cây vạn lộc trong nhà. Tuy nhiên, việc trồng cây theo cách trồng thủy sinh sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho người mệnh này.
Cách chăm sóc cây vạn lộc
Ánh sáng
Cây vạn lộc là loài cây ưa râm mát, thích ứng tốt trong môi trường có ánh sáng yếu, do đó không nên đặt cây trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời để tránh làm héo và chết cây. Vị trí tốt nhất để đặt cây là gần cửa sổ, nơi không có ánh sáng quá mạnh, nhưng vẫn có thể đảm bảo cây nhận được đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp.
Môi trường trồng cây vạn lộc (đất/thủy sinh)
Khi trồng cây vạn lộc trên đất, gia chủ nên lựa chọn loại đất có độ tơi xốp cao để đảm bảo sự thoáng khí và khả năng thấm nước tốt cho cây. Ngoài ra, việc trộn than bùn, trấu và mùn vào đất cũng sẽ giúp tăng cường thành phần dinh dưỡng và làm cho đất tốt hơn.
Trừ sâu, bệnh
Cây vạn lộc thường mắc phải một số bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra như phấn trắng, thối lá hoặc sâu hại tấn công. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra và loại bỏ các phần cây bị nhiễm bệnh, cũng như tiến hành diệt sâu để ngăn chặn sự lây lan bệnh cho toàn bộ cây.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây vạn lộc
Khi trồng cây vạn lộc thủy sinh, hãy nhớ thay nước một lần mỗi tuần và đặc biệt cần chú ý để không để nước bị đổi màu. Ngoài ra, cần cung cấp thêm dưỡng chất cho cây bằng cách sử dụng dung dịch dinh dưỡng.
Nên bổ sung nước cho cây thường xuyên và đảm bảo cung cấp đủ lượng nước, bởi vì cây vạn lộc là loại cây thân thảo có khả năng hút nước mạnh.
Những thông tin trên về ý nghĩa phong thủy của cây vạn lộc trên chỉ mang tính chất tổng hợp để tham khảo và chiêm nghiệm, để rõ hơn quý bạn đọc có thể tìm đến các chuyên gia, và thầy cùng lĩnh vực.
Và để tìm hiểu thêm thông tin về phong thủy, truy cập Fanpage Facebook PHONG THỦY PHƯỚC KHANG và kênh Youtube Phong thủy Phước Khang.