Cây cảnh phong thủy đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực và thoải mái. Với khả năng mang lại năng lượng tích cực, cải thiện tinh thần và thu hút may mắn, tài lộc, việc chọn những loại cây phong thủy phù hợp sẽ giúp tạo ra một không gian làm việc lý tưởng.
Cây phong thủy văn phòng là gì
Cây cảnh là một trong những đồ vật trang trí trong văn phòng được ưa chuộng nhất. Cây cảnh không chỉ có tác dụng trang trí mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần của con người. Nhiều loại cây còn có ý nghĩa phong thủy đặc biệt, thu hút tài lộc, may mắn và bình an cho gia chủ.
Cùng Phước Khang khám phá những lợi ích cụ thể từ cây cảnh phong thủy ở văn phòng
- Tạo môi trường làm việc dễ chịu:Cây phong thủy không chỉ làm cho văn phòng thêm xanh mà còn giúp thanh lọc không khí, mang lại bầu không khí trong lành giúp cho nhân viên cảm thấy dễ chịu khi làm việc.
- Mang lại may mắn cho công ty:Theo quan niệm phong thủy, một số loại cây như cây vạn niên thanh, cây kim tiền, ngọc ngân… sẽ mang lại may mắn, tiền tài cho chủ sở hữu. Vì thế, việc lựa chọn cây phong thủy trong văn phòng sẽ giúp tăng cường may mắn và mang lại tài lộc cho doanh nghiệp.
- Giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn:Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc có cây xanh trong văn phòng có thể giúp nhân viên thoải mái, dễ chiệu hơn từ đó tăng năng suất làm việc và giảm căng thẳng.
- Tăng tính thẩm mỹ cho văn phòng:Trang trí cây phong thủy cũng giúp văn phòng trở nên sống động hơn, giúp không gian làm việc trở nên tươi mới và thú vị hơn.
5 loài cây phong thủy văn phòng phổ biến hiện nay
1. Cây vạn niên thanh
Vạn niên thanh là cây phong thủy văn phòng được nhiều nhiều người yêu thích. Cây còn được ví như một cỗ máy lọc không khí hiệu quả, an toàn. Đặc biệt cây còn có khả năng hấp thụ khí độc trong không gian làm việc, loại bỏ bức xạ từ các thiết bị điện tử, máy móc. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng loài cây này còn có khả năng chữa bệnh, giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, cầm máu hay thậm chí còn giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, chữa bệnh bạch cầu.
Bên cạnh nhiều tác dụng bổ ích trên, vạn niên thanh còn có ý nghĩa to lớn về mặt phong thủy. Cây mang đến tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Nếu trồng loài cây này trong văn phòng sẽ giúp không gian làm việc trở nên tươi mát và trong lành. Cây đóng vai trò như liều thuốc tinh thần giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, làm việc hiệu quả hơn.
2. Cây lưỡi hổ
Đây là loài cây cảnh khá phổ biến, được mọi người biết đến với nhiều cái tên như cây lưỡi cọp và vĩ hổ. Cây thuộc họ Măng tây, cây trưởng thành có chiều cao từ 50 đến 60cm. Là loại cây mọng nước, dáng thân dẹt, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng cây lưỡi hổ lại có thân rất mềm, chạm tay vào không làm đứt tay.
Cây còn có khả năng lấy đi các khí độc như khói thuốc lá các khí oxit nitơ. Rất có lợi cho việc cung cấp thêm oxy cho quá trình hô hấp của con người. Cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển trong môi trường thiếu sáng hay thiếu ẩm. Vì thế, đây là loài cây cảnh lý tưởng cho bài trí trong văn phòng.
Theo ý nghĩa phong thuỷ, cây lưỡi hổ có khả năng trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống. Lá cây mọc thẳng đứng, xanh mướt, vững chãi tượng trưng cho sự quyết đoán, ý chí vượt khó trong mọi hoàn cảnh của con người. Với dáng vẻ uy nghi thẳng đứng từ thân đến ngọn, cây trở thành biểu tượng cho sự sang trọng, uy quyền, quý tộc.
3. Cây tuyết tùng
Cây tuyết tùng còn được nhiều người biết đến với tên gọi là cây tùng tuyết, đây là loài cây thuộc họ Thông. Với việc sinh trưởng và phát triển ở điều kiện khắc nghiệt, cây có khả năng chịu rét tốt.
Cây tuyết tùng có dáng thân nhỏ nhắn. Vỏ cây với lớp nhựa gỗ cây tạo nên mùi hương đặc trưng hơi hăng. Cây có nhiều cành bé li ti phát triển tốt, mọc ra nhiều nhánh nhỏ. Lá cây có màu xanh nhạt, dạng hình kim, mọc san sát nhau, được bao phủ bởi lớp sáp trắng bên ngoài có tác dụng giữ độ ẩm cho lá, tránh bị hanh khô bởi thời tiết.
Với màu xanh giản dị, đơn thuần, cây tuyết tùng mang ý nghĩa giúp duy trì sự bền vững, hòa thuận trong các mối quan hệ. Bên cạnh đó, tuyết tùng có thể sinh trưởng tốt dù trong hoàn cảnh hay thời tiết nào, cây đại diện cho sự kiên cường vượt qua mọi khó khăn và không chịu khuất phục.
4. Cây trầu bà
Cây trầu bà là một trong những cây phong thủy văn phòng được ưa chuộng tại Việt Nam. Trầu bà thuộc loài cây cảnh dây leo thân mềm, có cả thân và lá màu xanh. Lá trầu bà có hình gần giống trái tim, khá dày và mọng nước. Trầu bà thích hợp phát triển trong khí hậu nhiệt đới, ưa nước và bóng râm, không chịu được nắng gắt. Cây vẫn có thể phát triển tốt trong môi trường thủy sinh. Những đặc điểm này giúp cho trầu bà trở thành lựa chọn lý tưởng cho cây cảnh trong văn phòng.
Tuỳ vào màu sắc của lá, cây trầu bà được chia làm nhiều loại khác nhau như: trầu bà xanh, vàng, trầu bà sữa, trầu bà đế vương, trầu bà chân vịt, trầu bà chân rít lá đốm,…
Với đặc điểm có sức sống mạnh mẽ và sinh trưởng nhanh chóng, cây trầu bà tượng trưng cho sự thịnh vượng, thăng tiến và thuận lợi trong công việc. Trồng trầu bà trong nhà sẽ mang tới nhiều tài lộc, thuận lợi về đường con cái. Đặt cây ở văn phòng, nơi làm việc sẽ giúp cho gia chủ thăng tiến trong sự nghiệp, ít gặp trắc trở.
5. Cây ngọc ngân
Ngọc ngân là loài cây cảnh thuộc loại cây thân thảo,thuộc họ ráy. Cây ngọc ngân có phần lá dáng hình bầu dục và thon dài, lá nhọn dần về phần đỉnh. Ngoài ra cây ngọc ngân còn được biết với cái tên khác là cây valentine.
Theo phong thủy, ngọc ngân được mệnh danh là cây tài lộc mang đến tiền tài, may mắn và thịnh vượng cho chủ nhân. Người ta tin rằng có cây ngọc ngân trong nhà hay phòng làm việc sẽ thì may mắn sẽ mỉm cười cùng tài lộc hưng vượng. Để phát huy tác dụng phong thủy, bạn có thể đặt cây tại hướng Đông Nam, sẽ tích trữ nhiều năng lượng tích cực, vận khí cũng sẽ trở nên tốt hơn.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp để tham khảo và chiêm nghiệm, để rõ hơn quý bạn đọc có thể tìm đến các chuyên gia, và thầy cùng lĩnh vực.
Và để tìm hiểu thêm thông tin vềphong thủy, truy cập Fanpage FacebookPHONG THỦY PHƯỚC KHANGvà kênh YoutubePhong thủy Phước Khang.